Toà Trọng tài thường trực hôm qua phán quyết rằng họ có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
PCA lắng nghe luận điểm của Philippines trong phiên điều trần hồi tháng 7. Ảnh: Rappler
"Sau khi xem xét các khiếu nại do Philippines nộp, tòa đã bác bỏ lập luận" của Trung Quốc rằng "tranh chấp thực ra là về chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông làm bảng hiệu quảng cáo và do đó, vượt quá thẩm quyền của tòa án, AFP dẫn tuyên bố của Toà Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye), Hà Lan.
Thay vào đó, tòa cho rằng vụ kiện phản ánh "tranh chấp giữa hai quốc gia, liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS)", và điều này nằm trong thẩm quyền của tòa.
Philippines đã đệ đơn kiện lên PCA từ tháng 1/2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Philippines cũng khẳng định làm bảng chữ nổi 3d rằng một số rạn san hô và bãi cát ngầm Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải.
Tòa án khẳng định họ có thẩm quyền để xem xét 7 vấn đề chống lại Trung Quốc do Philippines đặt ra, trong đó có việc liệu bãi cạn Scarborough và bãi cạn nửa chìm nửa nổi như đá Vành Khăn có được coi là đảo hay không. Tuy nhiên, tòa nói thêm rằng thẩm quyền của mình đối với 7 điểm khác sẽ cần được xem xét thêm. Tòa yêu cầu Manila làm rõ một vấn đề khác.
Tòa cũng cho biết đã lên kế hoạch về các phiên điều trần tiếp theo và dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong năm tới.
Sau khi tòa đưa ra thông báo, Trung Quốc tái khẳng định lập trường là không chấp nhận và không tham gia vào phiên tòa làm bảng hiệu chữ nổi inox xước. "Nỗ lực để đạt được nhiều lợi ích bất hợp pháp hơn nữa, bằng cách tiến hành phân xử đơn phương là không thực tế và sẽ chẳng dẫn đến đâu", Zhu Haiquan, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington nói. "Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán và tham vấn với các bên liên quan trực tiếp. Đây là phương án đúng đắn duy nhất".
Trong khi đó, Mỹ hoan nghênh quyết định của tòa. "Điều này cho thấy luật pháp quốc tế được áp dụng" vào tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, một quan chức quốc phòng cấp cao nói.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông dựa trên "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn" nước này tự đưa ra, đi vào sát bờ của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia. Nước này tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc nhiều năm nay khẳng định tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và khăng khăng không đồng ý tham dự vụ kiện của Philippines.
Quy mô 7 đường băng ở quần đảo Trường Sa (chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành
Nguồn: Phương Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét